Từ năm học 2023-2024, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) chính thức bắt đầu đào tạo ngành Dược học (thuộc khoa Khoa học Sự sống). Chương trình đào tạo chính quy gói gọn trong 5 năm với mục tiêu đào tạo nhân lực Dược chất lượng cao có trình độ chuyên môn tốt, khả năng sử dụng ngoại ngữ – tin học thành thạo và kĩ năng thực tế dày dặn…, đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với xu thế phát triển hội nhập quốc tế.
Thực trạng nguồn nhân lực ngành Dược tại Việt Nam
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO, Việt Nam hiện nay có 1.332 bệnh viện: Bệnh viện công trung ương (47 bệnh viện), tuyến tỉnh (419 bệnh viện), tuyến huyện (684 bệnh viện), 182 bệnh viện tư nhân (hầu hết nằm ở khu vực thành thị), và có hơn 61.000 nhà thuốc hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám chữa bệnh và đưa ra lộ trình tăng số lượng người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh. Căn cứ theo Nghị định này cùng các số liệu thống kê, khảo sát, có thể thấy nhu cầu dược sĩ lâm sàng có chuyên môn tốt và trình độ chuyên môn sâu đang tăng lên rõ rệt ở nước ta.
Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đưa ra chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dược ở trình độ cao, đạt cấp độ 4 theo thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO), tốp 3 ASEAN góp phần đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá hợp lý, cũng như phát triển sản phẩm từ dược liệu đặc hữu có giá trị cao trong nước.
Trước nhu cầu thực tiễn về công tác đào tạo dược sĩ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức hành nghề…, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã xây dựng một chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Dược. Dựa trên thế mạnh của USTH về hợp tác sâu rộng với các trường ĐH hàng đầu tại Pháp, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng các đơn vị trực thuộc và mạng lưới đối tác là các bệnh viện và doanh nghiệp dược lớn của Hà Nội, USTH mở ngành Dược học tập trung vào 2 định hướng “khát” nhân lực là “Dược lâm sàng” và “Công nghiệp Dược”.
Chương trình đào tạo định hướng cao tại USTH
- Tên ngành: Dược học
- Đơn vị đào tạo: khoa Khoa học Sự sống (USTH)
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 5 năm
- Ngôn ngữ đào tạo: 70% tiếng Anh, 30% tiếng Việt
Tên ngành | Mã ngành | Tổ hợp xét tuyển |
Dược học | 7720201 |
Toán – Lý – Hóa (A00), Toán – Lý – Sinh (A02), Toán – Hóa – Sinh (B00), Toán – Hóa – Anh (D07) |
Mục lục
1. Mục tiêu đào tạo:
- Sinh viên vận dụng được kiến thức về xã hội, chính trị, pháp luật; vận dụng kiến thức chuyên môn về dược kết hợp kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở để nhận biết, giải thích, giải quyết các vấn đề trong hoạt động chuyên môn của các lĩnh vực dược và các nhu cầu của xã hội về dược.
- Sinh viên ứng dụng được kiến thức chuyên môn về dược và quản lý dược, tham gia tổ chức và triển khai các hoạt động phát triển nguồn nguyên liệu, sản xuất, đảm bảo chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc, tồn trữ, cung ứng và sử dụng thuốc hợp lý.
- Sinh viên có khả năng hành nghề chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, tôn trọng các giá trị văn hóa đa dạng; giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, đồng nghiệp, cán bộ y tế và cộng đồng; lập kế hoạch, tổ chức, thông tin, ra quyết định, giám sát và đánh giá hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn; có trách nhiệm với xã hội và môi trường.
- Sinh viên có khả năng làm việc độc lập, theo nhóm, sáng tạo và thích ứng với môi trường làm việc thay đổi (trong nước và quốc tế), có khả năng học tập trọn đời và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
2. Căn cứ xây dựng chuẩn đầu ra:
- Luật Giáo dục Đại học;
- Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT;
- Chuẩn năng lực Dược sĩ Việt Nam theo Quyết định 4815/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
3. Ưu điểm chương trình đào tạo:
- Chương trình đào tạo Dược học của USTH tập trung vào 2 định hướng nghề nghiệp là “Dược lâm sàng” và “Công nghiệp Dược”, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Dược trong nước và theo kịp đà tăng trưởng của thị trường dược phẩm quốc tế.
- Phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm được sử dụng để khuyến khích sinh viên tích cực tham gia thảo luận bài học và đặt câu hỏi. Chương trình đào tạo được rà soát và điều chỉnh hàng năm đối với các thay đổi nhỏ như tuyển sinh, đánh giá giảng dạy và ba năm một lần cho các thay đổi quan trọng như thêm hoặc bớt học phần để thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động.
- Các kì thực tế nghề nghiệp ở các cơ sở khám chữa bệnh, hiệu thuốc, xí nghiệp sản xuất, công ty dược phẩm, viện kiểm nghiệm thuốc… trong và ngoài nước là điểm nổi bật trong nội dung đào tạo. Sinh viên có nền tảng kiến thức vững vàng trong nghiên cứu, sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; tư vấn sử dụng thuốc, theo dõi điều trị và chăm sóc dược, có kỹ năng thực hành về sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế, nghiên cứu tương đương sinh học, thử nghiệm lâm sàng…
- Thông qua các môn học có tỷ lệ giờ thực hành chiếm 30% và các giờ thực tế, kiến tập tại nhà máy sản xuất, công ty, doanh nghiệp, bệnh viện…, sinh viên sẽ phát triển khả năng sử dụng các máy móc dụng cụ thiết bị cơ bản và hiện đại trong nghiên cứu phát triển thuốc, sản xuất hóa dược, dược lý, bào chế, sản xuất thuốc, công nghiệp dược, kiểm nghiệm và theo dõi trị liệu…
- Sự tìm tòi và mối ràng buộc chặt chẽ giữa các giá trị của nội dung học với sự phát triển đời sống thực tế mang đến cho sinh viên những kỹ năng phát triển toàn diện và học tập trọn đời. Sinh viên thiết lập được rõ ràng các mục tiêu trong học tập và định hướng nghề nghiệp cho tương lai ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
- Với thời lượng giảng dạy bằng tiếng Anh chiếm khoảng 70%, sinh viên sẽ phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành thành thạo, giao tiếp tiếng Pháp ở mức độ cơ bản, ứng dụng tin học – công nghệ thông tin trong học tập, nghiên cứu và các hoạt động nghề nghiệp.
Chương trình đào tạo:
Năm học | Môn học | Tín chỉ | Môn học | Tín chỉ |
Năm đại cương | Hóa đại cương 1 | 4 | Hóa hữu cơ | 4 |
Sinh học tế bào | 4 | Hóa lý 2 | 5 | |
Hóa lý 1 | 3 | Di truyền học | 3 | |
Nhập môn dược khoa | 3 | Vi sinh đại cương | 3 | |
Thực vật dược | 5 | Kinh tế học đại cương | 2 | |
Hóa sinh | 3 | Hóa đại cương 2 | 4 | |
Tiếng Anh viết học thuật | 3 | Thực hành hóa học | 2 | |
Tiếng Anh thuyết trình | 3 | Thống kê sinh học | 4 | |
Tiếng Anh nghe và ghi chép | 2 | Nấm và ký sinh trùng y học | 3 | |
Giáo dục quốc phòng và an ninh | 0 | |||
Năm 2 | Hóa hữu cơ | 3 | Sinh lý bệnh | 5 |
Hóa sinh phân tích | 5 | Dược liệu | 6 | |
Giải phẫu | 6 | Phân tích công cụ 1 | 3 | |
Hóa dược 1 | 3 | Dược lý 1 | 4 | |
Triết học | 0 | Miễn dịch | 3 | |
Sinh lý học | 5 | Tiếng Pháp 2.2 | 4 | |
Kĩ năng giao tiếp dược | 2 | Quản lý sở hữu trí tuệ | 2 | |
Những nguyên lý cơ bản về quản lý dự án | 2 | Hóa dược 2 | 3 | |
Tiếng Pháp 2.1 | 4 | |||
Năm 3 | Dược xã hội học | 2 | Bào chế và sinh dược 2 | 4 |
Pháp chế dược | 3 | Dược lâm sàng | 6 | |
Độc chất | 3 | Y học dựa trên bằng chứng | 3 | |
Bào chế và sinh dược 1 | 4 | Thực hành tốt phân phối, lưu trữ, cấp phát thuốc | 4 | |
Dược động học | 4 | Tiếng Pháp 3.2 | 3 | |
Kiểm nghiệm | 4 | Khởi nghiệp | 2 | |
Dược lý 2 | 4 | Tiếng Pháp 3.1 | 4 | |
Định hướng Dược lâm sàng | Định hướng Công nghiệp Dược | |||
Hóa sinh lâm sàng | 4 | Thực hành phòng thí nghiệm tốt, thực hành sản xuất tốt | 4 | |
Đạo đức ngành dược | 3 | Nghiên cứu phát triển thuốc từ dược liệu | 3 | |
Học máy và dữ liệu lớn ứng dụng trong ngành dược | 3 | Nghiên cứu sự ổn định của thuốc | 3 | |
Năm 4 | Dược cổ truyền | 5 | Các dạng thuốc giải phóng tại đích và kiểm soát giải phóng | 4 |
Kinh tế dược | 4 | Quản lý dược | 2 | |
Thông tin và tư vấn sử dụng thuốc | 4 | |||
Định hướng Dược lâm sàng | Định hướng Công nghiệp Dược | |||
Dược cộng đồng | 3 | Sinh phẩm | 3 | |
Giám sát điều trị thuốc | 5 | Marketing dược | 3 | |
Thực hành pha chế trong bệnh viện | 5 | Kĩ thuật sản xuất dược phẩm 1 | 4 | |
Dược lý trị liệu 1 | 5 | Nghiên cứu phát triển thuốc | 4 | |
Dược lý trị liệu 2 | 5 | Đảm bảo chất lượng thuốc | 5 | |
Thực hành dược lý trị liệu 1 | 5 | Công nghệ sinh học nano, cảm biến sinh học và hệ dẫn nano | 5 | |
Thực hành dược lý trị liệu 2 | 4 | Công nghệ vi sinh trong sản xuất dược phẩm | 5 | |
Bệnh gây ra bởi thuốc | 3 | Kĩ thuật sản xuất dược phẩm 2 | 6 | |
Lựa chọn 1 trong 2 | Lựa chọn 1 trong 2 | |||
Dinh dưỡng và chuyển hóa | 3 | Mỹ phẩm | 3 | |
Y học cá thể | 3 | Y học cá thể | 3 | |
Lựa chọn 1 trong 2 | Lựa chọn 1 trong 2 | |||
Trị liệu cây cỏ, vi lượng đồng căn | 4 | Nhập môn hóa thực vật và các hợp chất thiên nhiên | 4 | |
Dược lý phóng xạ | 4 | Thực phẩm chức năng | 4 | |
Năm 5 | Định hướng Dược lâm sàng | Định hướng Công nghiệp Dược | ||
Cảnh giác dược | 3 | Thực tập trong phân xưởng | 9 | |
Thực tập bệnh viện | 18 | Thực tập kiểm tra chất lượng/đảm bảo chất lượng | 9 | |
Thực tập hiệu thuốc | 6 | Thực tập nghiên cứu phát triển | 6 | |
Chọn 3 trong 4 học phần | Chọn 3 trong 4 học phần | |||
Chuyển đổi số trong quản lý dược | 3 | Chuyển đổi số trong quản lý dược | 4 | |
Thiết bị y tế | 3 | An toàn môi trường trong công nghiệp dược phẩm | 4 | |
Chỉ thị phân tử cho xét nghiệm | 3 | Công nghệ sản xuất vaccine | 4 | |
Nhập môn tế bào gốc | 3 | Xây dựng và thẩm định phương pháp phân tích | 4 | |
Chọn 2 trong 3 học phần: | 6 | Chọn 2 trong 3 học phần: | 6 | |
An toàn sinh học và kiểm soát nhiễm khuẩn | 3 | Đăng ký thuốc | 3 | |
Thử nghiệm lâm sàng | 3 | Bào chế sinh phẩm | 3 | |
Dược lý thực nghiệm | 3 | Thiết bị y tế | 3 | |
Khóa luận tốt nghiệp | 18 | Khóa luận tốt nghiệp | 18 |
Bảng tóm tắt về các kỳ thực tế được thiết kế trong kỳ 9 và 10 của năm thứ năm:
(Ghi chú: đánh giá kết quả bằng hình thức chấm báo cáo và phân tích tình huống thực tế)
Định hướng Dược lâm sàng | Tín chỉ | Định hướng Công nghiệp dược | Tín chỉ |
Kỳ thực tế ở Bệnh viện: Sinh viên thực tập trong 12 tuần ở khoa Dược của 1 trong các cơ sở khám chữa bệnh đã ký hợp đồng nguyên tắc với USTH.
Trường phân công giảng viên theo dõi và hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình thực tế tại Bệnh viện. |
18 | Kỳ thực tế ở phân xưởng sản xuất: Sinh viên thực tập trong 06 tuần ở các cơ sở sản xuất nguyên liệu, thuốc thành phẩm, các phân xưởng thuốc đã ký hợp đồng nguyên tắc với USTH. | 09 |
Kỳ thực tế ở Hiệu thuốc: Sinh viên thực tập trong 04 tuần tại 1 trong các hiệu thuốc đã ký hợp đồng nguyên tắc với USTH theo đúng như kế hoạch thực tế từng năm. | 06 | Kỳ thực tế ở bộ phận kiểm soát chất lượng/đảm bảo chất lượng: Sinh viên thực tập trong 08 tuần ở phòng kiểm soát chất lượng hoặc phòng đảm bảo chất lượng của cơ sở sản xuất, phòng kiểm nghiệm ở viện kiểm nghiệm thuốc đã ký hợp đồng nguyên tắc với USTH theo kế hoạch thực tế đề ra từng năm. | 09 |
Kỳ thực tế ở bộ phận nghiên cứu phát triển thuốc: Sinh viên thực tập trong 04 tuần ở phòng nghiên cứu phát triển của cơ sở sản xuất hoặc viện nghiên cứu phát triển dược phẩm đã ký hợp đồng nguyên tắc với USTH. | 06 |
Là cơ sở giáo dục đại học xây dựng theo mô hình đại học mới của Việt Nam, USTH đặc biệt chú trọng đến kỳ thực tập tốt nghiệp. Trường phân công giảng viên theo dõi và hỗ trợ sinh viên hoàn thành một đề tài cụ thể tại một đơn vị là cơ sở sản xuất, cơ sở khám chữa bệnh, tổ chức phi chính phủ, phòng thí nghiệm, v.v.., đảm bảo sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp một cách thuận lợi. Tổng thời gian thực tập từ 4 đến 6 tháng (tương đương với từ 18 đến 26 tuần) với tổng số tín chỉ quy đổi tương đương là 18 tín chỉ (ECTS).
Thực tập nghiên cứu | Thực tập nghề nghiệp | |
Địa điểm thực tập | Các viện nghiên cứu, các cơ sở khám chữa bệnh, các công ty dược phẩm, các phòng thí nghiệm của các cơ sở đào tạo – nghiên cứu | Các cơ sở khám chữa bệnh, các công ty dược phẩm, các tổ chức phi chính phủ (NGO), trong các cơ sở sản xuất … |
Mục tiêu | Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với hoạt động nghiên cứu thực tế đồng thời áp dụng các phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu. | Tạo cơ hội sinh viên được trải nghiệm trong môi trường làm việc thực tế, đảm bảo khi ra trường sinh viên sẽ không bị bỡ ngỡ khi chính thức bước vào thị trường lao động. |
Kết quả | Sinh viên hoàn thành Báo cáo thu hoạch thực tập, trong đó tập trung đưa ra được các kết quả phân tích từ hoạt động nghiên cứu. | Sinh viên hoàn thành Báo cáo thu hoạch thực tập trong đó nội dung phải tập trung làm rõ các vấn đề lĩnh hội được từ hoạt động thực tế trải nghiệm tại đơn vị tiếp nhận thực tập. |
4. Cơ hội nghề nghiệp:
Bằng Dược sĩ có thể là chìa khóa cho sự nghiệp tương lai của sinh viên. Có rất nhiều sự lựa chọn giữa dược lâm sàng, công nghiệp dược phẩm và một loạt các lĩnh vực liên quan khác. Dưới đây là một số nghề nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này:
Dược lâm sàng:
- Dược sĩ cộng đồng (Đăng ký kinh doanh nhà thuốc)
- Dược sĩ bệnh viện
- Chuyên viên nghiên cứu lâm sàng (thử nghiệm lâm sàng, tương đương sinh học…)
- Tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các đơn vị đào tạo
Công nghiệp Dược:
- Quản lý dây chuyền sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vaccine
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển, kiểm nghiệm, kiểm soát và đảm bảo chất lượng dược phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vaccine
- Tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng
- Nhà nghiên cứu / học thuật trong các viện nghiên cứu dược phẩm, trường đại học
Quản lý Dược:
- Đảm nhiệm vị trí cán bộ quản lý, chuyên viên, chuyên gia trong các cơ quan chuyên môn của chính phủ và tổ chức phi chính phủ
- Đại diện y tế cho các hãng dược phẩm
- Chuyên viên đăng ký thuốc