Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Môi trường, sinh viên có nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực đầy hứa hẹn này. Dưới đây là 10 nghề nghiệp hấp dẫn mà sinh viên ngành môi trường có thể lựa chọn.
1. Kỹ thuật viên môi trường
Kỹ thuật viên môi trường làm nhiệm vụ thu thập và kiểm tra các mẫu từ nhiều nguồn khác nhau như không khí, nước và đất, … Tiếp theo, họ tiến hành đánh giá mức độ ô nhiễm và giám sát hoạt động xử lý chất thải. Bên cạnh đó, họ còn làm nhiệm vụ bảo trì máy móc, thiết bị.
Nguồn: Tổng hợp
2. Kỹ sư môi trường
Kỹ sư môi trường thiết kế các hệ thống thúc đẩy bảo vệ môi trường. Họ thực hiện những dự án liên quan môi trường như: các hệ thống chuyển đổi chất thải thành năng lượng, quản lý chất thải, cải tạo nguồn nước, hạ tầng bền vững, … Họ đảm bảo duy trì giấy phép và quy trình vận hành tiêu chuẩn về môi trường. Họ làm việc trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm xây dựng, sản xuất và tư vấn.
3. Tư vấn môi trường
Chuyên gia tư vấn môi trường là những người tham vấn chuyên môn cho doanh nghiệp và tổ chức về cách thức quản lý các vấn đề môi trường, những quy định môi trường, cắt giảm lượng khí thải, … và các biện pháp bảo vệ môi trường bền vững. Họ thực hiện đánh giá và đo lường mức độ ô nhiễm môi trường của những đơn vị này. Từ đó, họ xây dựng phương án và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai chiến lược môi trường phù hợp. Mục đích nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường song song với phát triển kinh tế.
Nguồn: Tổng hợp
4. Nhà khoa học môi trường
Nhà khoa học Môi trường tập trung nghiên cứu hệ sinh thái và tài nguyên tự nhiên của môi trường. Họ thực hiện các khảo sát thực địa và phân tích dữ liệu môi trường. Nhờ đó, họ đưa ra các đề xuất bảo tồn và quản lý tài nguyên bền vững. Mục tiêu của công việc này là cải thiện và bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường sống.
5. Chuyên gia môi trường
Chuyên gia môi trường nghiên cứu và phân tích dữ liệu liên quan đến môi trường. Họ đề xuất và triển khai các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và giải quyết vấn đề môi trường. Họ thực hiện các dự án liên quan đến hóa học, năng lượng môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, …
Nguồn: Tổng hợp
6. Chuyên gia hóa học môi trường
Chuyên gia hóa học môi trường nghiên cứu thành phần hóa học của các mẫu môi trường. Từ đó, họ đánh giá mức độ ô nhiễm và xác định nguy cơ tiềm tàng. Điều này nhằm làm rõ tác động của hóa chất lên hệ sinh thái và sức khỏe con người.
7. Nhà sinh vật học môi trường
Những chuyên gia này nghiên cứu về các sinh vật sống và tương tác của chúng với môi trường. Họ có thể làm việc trong các lĩnh vực như bảo tồn động vật hoang dã, phục hồi môi trường sống hay đánh giá tác động môi trường.
8. Nhân viên Sức khỏe – An toàn – Môi trường (HSE)
Những nhân viên này tập trung vào việc tạo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. Họ kiểm tra và phân tích các quy trình về môi trường và an toàn lao động. Họ xây dựng và đảm bảo các tiêu chuẩn, chính sách được thực thi. Từ đó, họ giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa các rủi ro về môi trường và an toàn lao động. Đồng thời, họ đề xuất các giải pháp nhằm duy trì, cải thiện sự an toàn cũng như sức khỏe của khách hàng, nhân viên và môi trường.
Theo Điều 4 Thông tư Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tất cả các doanh nghiệp đều phải có nhân viên HSE. Đặc biệt, ở các công trường, xưởng lao động hay xưởng sản xuất, vị trí này đóng vai trò rất quan trọng.
9. Nhà hải dương học
Nhà hải dương học nghiên cứu về các hệ sinh thái biển, đại dương và các vùng thủy triều. Công việc của họ bao gồm tìm hiểu về đa dạng sinh học của đại dương, quan sát và phân tích sự thay đổi trong môi trường biển và nghiên cứu về tác động của hoạt động con người lên hệ sinh thái biển. Họ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên biển. Họ như đưa ra các giải pháp bảo vệ và bảo tồn môi trường biển.
10. Giảng viên khoa học môi trường
Giảng viên ngành khoa học môi trường thường giảng dạy tại các môn chính gồm sinh thái học, địa chất, hóa học và sinh học.
Những nghề nghiệp trên đều đem đến những cơ hội hấp dẫn và ý nghĩa cho những ai đam mê bảo vệ môi trường và quan tâm đến sự phát triển bền vững. Nếu bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp ngành Môi trường, hãy xem xét kỹ lưỡng và tìm hiểu thêm về các công việc này để định hình cho tương lai sự nghiệp của mình.
——
>>> Tìm hiểu thêm về ngành Khoa học Môi trường Ứng dụng
>>> Tham gia group facebook ngành Khoa học Môi trường Ứng dụng