Sinh viên ngành KH Vũ trụ và Công nghệ vệ tinh có nhiều cơ hội học tiếp lên tại các quốc gia lớn trên thế giới. Khám phá những điểm đến du học hấp dẫn nhất với sinh viên ngành này trong bài viết dưới đây.
1. Mỹ
Mỹ là một trong những quốc gia đầu tiên gia nhập cuộc đua KH vũ trụ và công nghệ vệ tinh. Năm 1950, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) được thành lập. Năm 1958, Mỹ phóng thành công Explorer I – tàu vũ trụ đầu tiên của nước này vào không gian. Gần đây, sự gia nhập của những gã khổng lồ giới tư nhân như SpaceX và Blue Origin khiến công cuộc thám hiểm vũ trụ trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Chi phí du hành vũ trụ giảm thiểu đáng kể. Những dự án này không dừng lại ở việc cung cấp nguồn tri thức vô giá về vũ trụ. Nó còn mở đường cho những đột phá trong tương lai.
Vì vậy, Mỹ đang gấp rút tuyển dụng những nhân sự chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Nguồn: Tổng hợp
Các đơn vị đào tạo uy tín hàng đầu về KH Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh tại Mỹ:
- Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)
- Đại học Stanford
- Học viện Công nghệ California (Caltech)
- Trung tâm nghiên cứu AMES (trực thuộc NASA)
- Đại học Cornell
2. Pháp
Năm 1961, Pháp thành lập Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp (CNES). Năm 1965, Pháp trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới phóng tàu vũ trụ (Astérix). Pháp đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia châu Âu thông qua Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA). Tại đây, Pháp giữ vai trò quan trọng trong các nhiệm vụ trọng tâm của ESA như khám phá sao Hỏa (Mars Express), sao Chổi (Rosetta) hay đưa vệ tinh viễn thông vào quỹ đạo bằng tên lửa Ariane, …
Năm 2020, Pháp có 1704 công ty trong lĩnh vực vũ trụ, sử dụng 33.200 nhân viên (theo nghiên cứu của Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp và Cơ quan Không gian Pháp). Năm 2022, Pháp là quốc gia đóng góp nhiều nhất cho ESA với 25% tổng đóng góp ngân sách, theo sau là Đức (21%) và Italia (14%). Năm 2023, Thủ tướng Pháp Élisabeth Borne thông báo kế hoạch dự kiến phân bổ hơn 9 tỷ euro cho các hoạt động không gian trong ba năm tới. Khoản đầu tư này tương ứng mức tăng 25% trong 3 năm qua.
Với những cam kết và sự đầu tư mạnh mẽ trên, Pháp thực sự là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn phát triển trong lĩnh vực khoa học vũ trụ và công nghệ vệ tinh.
Đây cũng là địa điểm học tập, nghiên cứu yêu thích của sinh viên USTH.
Các đơn vị đào tạo uy tín hàng đầu về KH Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh tại Pháp:
- Đại học Paris Diderot
- Đài thiên văn Paris
- Đại học Paris Est-Créteil
- Đại học Montpellier
3. Nhật Bản
Năm 1960, Nhật Bản thành lập Viện Nghiên cứu Vũ trụ và Không gian (ISAS). 10 năm sau đó, tàu vũ trụ đầu tiên của nước này mang tên Osumi được phóng lên quỹ đạo. Việc này đánh dấu sự gia nhập của Nhật Bản vào đường đua thám hiểm ngoài Trái Đất.
Hiện nay, ngành vũ trụ của Nhật Bản đạt khoảng 1,2 nghìn tỷ JPY (~8,6 tỷ USD). Họ đặt mục tiêu tăng gấp đôi con số trên vào đầu năm 2030 (lên 2,4 nghỉn tỷ JPY). Nhật Bản coi đây là ngành công nghiệp then chốt đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế. Họ hợp nhất lĩnh vực vũ trụ với các công nghệ mới như AI, IoT và hợp tác đa ngành, … Từ đó, Nhật Bản kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát phát triển của các dự án không gian.
Quốc gia này có chi tiêu ngân sách cho cuộc đua không gian đứng thứ 3 thế giới. Sự đầu tư mạnh mẽ trên mở ra nhiều cơ hội cho những ai đam mê lĩnh vực vũ trụ.
Các đơn vị đào tạo uy tín hàng đầu về KH Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh tại Nhật Bản:
- Đại học Tokyo
- Đại học Kyoto
- Đại học Tsukuba
- Các trung tâm nghiên cứu của Cơ quan Khám phá Vũ trụ Nhật Bản (JAXA)
——–
>>> Tìm hiểu về ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ vệ tinh: