1. Thời gian và địa điểm thi thử nghiệm:
Đợt 1:
+ Thời gian: Từ 12:45 – 16:00, Chủ Nhật, ngày 24/11/2024
+ Số lượng: 200 học sinh
Đợt 2:
+ Thời gian: Từ 13:30 – 17:00, Thứ Bảy, ngày 21/12/2024
+ Số lượng: 200 học sinh
Địa điểm thi: Hội trường Tầng 8, Tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
2. Tổ hợp môn thi
Tổ hợp 1: Toán – Lý – Hóa
Tổ hợp 2: Toán – Hóa – Sinh
Tổ hợp 3: Toán – Lý – Tin
Tổ hợp 4: Toán – Hóa – Anh
Tổ hợp 5: Toán – Lý – Anh
3. Hướng dẫn tham gia và làm bài thi
+ Hình thức thi: thi trên máy tính của Trường.
+ Thời gian làm bài: tổng thời gian làm bài là 150 phút.
+ Phần mềm sử dụng tổ chức thi: Phần mềm được sử dụng tổ chức thi là phần mềm Moodle của Trường. Mỗi học sinh tham gia thi sẽ được cấp 01 tài khoản và mật khẩu để đăng nhập.
4. Nội dung kiến thức thi
Môn Toán và Tư duy logic | |
1 | Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác |
2 | Dãy số. Cấp số cộng và cấp số nhân |
3 | Quan hệ song song trong không gian |
4 | Giới hạn. Hàm số liên tục |
5 | Hàm số mũ và hàm số logarit |
6 | Quan hệ vuông góc trong không gian |
7 | Các quy tắc tính xác suất |
8 | Đạo hàm. Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số |
9 | Vector và hệ trục tọa độ trong không gian |
10 | Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu và các số đặc trưng do mức độ phân tán của mẫu số liệu ghép nhóm |
11 | Nguyên hàm và tích phân |
12 | Phương pháp tọa độ trong không gian |
13 | Xác suất có điều kiện |
Môn Hóa học | |
1 | Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hoá học |
2 | Năng lượng phản ứng, tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học |
3 | Halogen, halogen halide |
4 | Nitơ, lưu huỳnh và các hợp chất |
5 | Hợp chất hữu cơ, nhóm chức, tách và tinh chế hợp chất hữu cơ |
6 | Hidrocacbon và dẫn xuất halogen |
7 | Alcohol, phenol, acid, Este, lipit |
8 | Carbohydrate và polymer |
9 | Amine, amino acids, proteins |
10 | Pin điện và điện phân, Phản ứng ô xy hóa khử |
11 | Kim loại |
12 | Các hiện tượng quá trình hóa học trong thực tế |
Môn Vật lý | |
1 | Dao động |
2 | Sóng |
3 | Điện trường |
4 | Dòng điện, mạch điện |
5 | Vật lí nhiệt |
6 | Khí lí tưởng |
7 | Từ trường |
Môn Sinh học | |
1 | Sinh học tế bào |
2 | Sinh học Vi sinh vật và Virus |
3 | Sinh học cơ thể |
4 | Di truyền học |
Môn Tin học | |
1 | Máy tính và xã hội tri thức |
2 | Mạng máy tính và Internet |
3 | Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin |
4 | Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số |
5 | Ứng dụng tin học |
6 | Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính |
7 | Nội dung liên quan đến định hướng tin học ứng dụng |
8 | Nội dung liên quan đến định hướng khoa học máy tính |
Môn Tiếng Anh | |
Chủ điểm | – Cuộc sống của chúng ta- Xã hội của chúng ta
– Môi trường của chúng ta – Tương lai của chúng ta |
Chủ đề | – Tốt nghiệp và chọn nghề- Câu chuyện cuộc sống
– Đô Thị hóa – Phương tiện truyền thông đại chúng – Đa dạng văn hóa – Môi trường xanh – Thế giới công việc – Trí tuệ nhân tạo – Học tập suốt đời … |
Kỹ năng ngôn ngữ | Nói– Phát âm rõ ràng, tương đối chính xác các từ có hoặc không có trọng âm.
Đọc: – Đọc hiểu các ý chính, nội dung chi tiết của văn bản khoảng 280-300 từ về các chủ đề mang tính thời sự và quen thuộc. – Ðọc hiểu mạch lập luận của văn bản, xác định được các kết luận chính trong các văn bản có sử dụng ngôn ngữ rõ ràng. – Đọc hiểu để tìm và tóm tắt các văn bản ngắn sử dụng hằng ngày như thư từ, tờ thông tin đơn giản, sử dụng các từ và cấu trúc từ văn bản gốc. |
Kiến thức ngôn ngữ | Ngữ âmNguyên âm đôi
Các từ có trọng âm (trường hợp đặc biệt) – Các từ không mang trọng âm Từ đồng âm Từ vựng Các từ liên quan đến chủ điểm, chủ đề của lớp 12 Ngữ pháp Thì hiện tại hoàn thành (củng cố và mở rộng) Thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn Các loại câu: câu đơn, câu ghép, câu phức (củng cố và mở rộng) Mạo từ (củng cố và mở rộng) Câu tường thuật: tường thuật câu mệnh lệnh, đề nghị, mời, câu khuyên nhủ và câu hướng dẫn Mệnh đề quan hệ với which đề cập tới cả mệnh đề Giới từ sau một số động từ Ngữ động từ (gồm động từ, trạng từ và giới từ) Mẫu câu so sánh kép dùng để diễn tả những điều đang thay đổi Câu chỉ nguyên nhân: chủ động và bị động Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện, so sánh Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức, kết quả… |