Tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 được tin rằng sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn và làm thay đổi thị trường lao động Việt Nam. Trong đó phải kể đến sự lên ngôi của các nhóm ngành khoa học công nghệ với nhóm ngành nổi bật Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ sinh học…
Giữa thời đại công nghệ phát triển và thay đổi nhanh chóng, các bạn trẻ cần hiểu rõ công việc, giá trị nghề nghiệp tương lai của mình để đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn. Dưới đây sẽ là những dự báo và phân tích về 3 nhóm ngành công nghệ đang dẫn đầu xu hướng tại Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển.
1. Công nghệ thông tin – Top 3 ngành học có mức lương cao nhất tại Việt Nam
Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng số lượng lao động đặc biệt là nguồn lao động chất lượng cao. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, mỗi năm ngành CNTT cần khoảng 80.000 – 100.000 nhân lực. Trong khi đó, số sinh viên CNTT tốt nghiệp chỉ ở mức 30.000 người/năm. Nguyên nhân chính của sự thiếu hụt lao động trong ngành này là do sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 khiến nhu cầu tuyển dụng của các tổ chức và doanh nghiệp cho các vị trí CNTT ngày càng cao. Theo báo cáo từ VietnamWorks, trang tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, trong 10 năm trở lại đây nhu cầu tuyển dụng của ngành này đã tăng gấp 4 lần. Bên cạnh đó, trang web này cũng đưa ra thống kê lương trung bình của ngành Công nghệ thông tin khoảng 18,865.691 triệu đồng/tháng, đứng thứ 3 trong 10 nhóm ngành có mức lương cao nhất tại Việt Nam, chỉ sau Bất động sản và Y – Dược.
Với mức thu nhập và nhu cầu tuyển dụng đang ngày càng tăng cao, CNTT hứa hẹn sẽ là một trong những ngành học thu hút nhiều sinh viên trong những năm tiếp theo. Mặc dù đây là ngành học HOT, nhưng các bạn sinh viên lưu ý việc mình có phù hợp với ngành hay không. Với các bạn muốn theo đuổi ngành CNTT cần có tư duy nhạy bén, logic, làm việc độc lập sáng tạo và khả năng tiếp cận công nghệ mới. Đặc biệt, với ngành CNTT, việc sở hữu ngoại ngữ tốt sẽ là lợi thế lớn giúp các bạn nhanh chóng nắm bắt được công nghệ mới cũng như dễ dàng xử lý nghiệp vụ trong quá trình làm việc.
Một số công việc phổ biến trong ngành CNTT như:
- Nhà phát triển phần mềm/ứng dụng
- Nhà phát triển web
- Kỹ sư máy tính
- Quản trị cơ sở dữ liệu
- Chuyên gia bảo mật thông tin, chuyên gia an ninh mạng
- Kỹ sư điện toán đám mây
2. Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử – bắt kịp xu hướng tuyển dụng của các doanh nghiệp FDI
Việt Nam đang có cơ hội trở thành một trong những ‘công xưởng cơ điện tử của thế giới’ khi hàng loạt các tập đoàn điện tử, viễn thông lớn rút khỏi thị trường Trung Quốc, chuyển sang khu vực Đông Nam Á. Với việc nhận được sự quan tâm và tăng cường đầu tư từ 3 cường quốc hàng đầu về công nghệ điện tử là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tạo đà kéo theo nhiều nhà đầu tư FDI vào Việt Nam. Sự góp mặt của các ông lớn trong ngành cơ điện tử như Samsung, LG, Foxconn, Panasonics, Toyota, Honda… là minh chứng rõ ràng nhất cho sức hút của thị trường Việt Nam cũng như mở ra cơ hội việc làm triển vọng trong ngành này cho các bạn trẻ.
Vậy Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử bao gồm những lĩnh vực nào? Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là lĩnh vực liên ngành giữa điện – điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin và các thuật toán điều khiển thông minh. Mỗi ứng dụng của cơ điện tử đều được tích hợp tất cả các yếu tố trên nhằm phát triển tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm, công nghệ mới có những tính năng vượt trội.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ kỹ thuật cơ điện tử càng được thúc đẩy phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Trong đó, công nghệ tự động hóa – robot hóa đã trở thành xu hướng trong mọi lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay, nơi mà robot đang dần thay thế lao động phổ thông nhằm tăng năng suất cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm…Ngoài ra, công nghệ xử lý trong các thiết bị thông minh như smartphone, smart-home, smart-city… cũng được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Để theo đuổi ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử bạn cần phải có những khả năng học tốt về các môn tự nhiên, một tư duy logic và đam mê với ngành kỹ thuật, chế tạo sẽ giúp bạn có thể theo đuổi được nghề nghiệp và vượt qua mọi khó khăn trong ngành. Ngoài ra, bạn cũng cần am hiểu công nghệ thông tin sẽ là một ưu điểm lớn của bạn. Bởi đây là ngành nghề liên quan mật thiết đến công nghệ. Và với khả năng giao tiếp tiếng Anh giúp bạn dễ dàng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành và cơ hội thăng tiến tốt.
Một số công việc và mức lương bạn có thể tham khảo trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử:
- Kỹ sư Tự động hóa: mức lương trung bình từ 10 triệu đến 15 triệu/tháng
- Kỹ thuật viên điện tử: mức lương trung bình khoảng 7.5 triệu đồng/tháng
- Kỹ sư Điện – Tự động hóa (bộ phận vận hành máy): mức lương trung bình từ 8 triệu đến 15 triệu/tháng
- Kỹ sư thiết kế hệ thống điện: mức lương trung bình từ mức lương trung bình từ 10 triệu đến 13 triệu/tháng
3. Công nghệ sinh học: ngành mũi nhọn của Việt Nam trong thế kỷ 21
Với nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới, Ứng dụng công nghệ sinh học trong đời sống được cho là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế. Tại Việt Nam, sinh học được ứng dụng y dược, trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thực phẩm, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường. Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo cho biết tính đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần ít nhất là 25.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực Sinh học ứng dụng và Công nghệ Sinh học. Điều đáng lưu ý là nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện nay vẫn đang chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Vì vậy, đây được đánh giá là ngành học của tương lai và hứa hẹn mang lại cơ hội việc làm cho các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp.
Về mức lương của ngành công nghệ sinh học sẽ phụ thuộc vào các vị trí khác nhau. Đối với kỹ sư công nghệ sinh học nói chung, mức lương thường dao động trong khoảng 12 – 20 triệu đồng/tháng. Còn đối với vị trí kỹ thuật viên phòng xét nghiệm thì mức lương sẽ khoảng 10 – 18 triệu đồng/tháng.
Những yếu tố quan trọng dành cho các bạn theo đuổi ngành công nghệ sinh học đó là có đam mê với khoa học công nghệ, có kiến thức tốt với các môn tự nhiên như Toán, Hóa, Sinh. Ngoài ra, bạn cũng cần có Tư duy logic, tính tỉ mỉ, cẩn thận luôn là tố chất quan trọng cho những bạn muốn gắn bó lâu dài với ngành này. Do đặc thù công việc thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tham gia vào quy trình công nghệ sản xuất, chế biến với những chi tiết nhỏ nên sẽ phù hợp với các bạn có tính cẩn thận. Và việc trau dồi kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ luôn là điều cần thiết.
Cơ hội việc làm trong ngành Công nghệ sinh học:
- Kỹ sư công nghệ sinh học.
- Nhà tư vấn di truyền.
- Nhà dịch tễ học.
- Nhà động vật học.
- Kỹ sư sinh hóa.
- Nhà hóa sinh hay sinh lý học.
- Kỹ thuật viên hóa học.
- Kỹ thuật viên phòng nghiên cứu/xét nghiệm.
- Chuyên gia kiểm soát/Nhà quản lý an toàn thực phẩm.
- Nhà vi sinh vật học.
Trong thời đại 4.0, người việc nắm bắt được xu hướng nghề nghiệp bạn cần đầu tư rất nhiều vào phát triển kiến thức và kỹ năng. Hãy nhận biết được đặc điểm riêng của từng ngành nghề, từ đó lựa chọn cách phát triển bản thân phù hợp. Quan trọng nhất khi lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp cần dựa trên ba yếu tố chính: Nhu cầu thị trường lao động, năng lực và khả năng đa dạng hóa kiến thức.
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) là trường đại học công lập chuẩn quốc tế và là một trong những trường đại học Khoa học – Công nghệ hàng đầu tại Việt Nam. Trường cung cấp 14 chương trình cử nhân trong đó có 3 chương trình đào tạo nằm trong TOP các nhóm ngành HOT của thời đại 4.0:
Sinh viên sẽ được hưởng những lợi thế vượt trội khi theo học tại USTH:
Vui lòng đăng ký thông tin theo form bên dưới để được tư vấn chi tiết: |